5 kỹ năng công nghệ nên học trong năm 2021
Menu
 
 
THƯ VIỆN SỐ

 
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá như thế nào về trang web của trường
 
 
 
THÔNG TIN NHÀ TRƯỜNG

HOT LINE: 02363 730 738

lienhe@thpt-khaitri.edu.vn
hoidap@thpt-khaitri.edu.vn


GIẢI ĐÁP TRỰC TUYẾN

5 kỹ năng công nghệ nên học trong năm 2021

5 kỹ năng công nghệ nên học trong năm 2021

Theo trang tin Entrepreneur, AI, Phân tích dữ liệu, Điện toán đám mây, Blockchain và bảo mật thông tin là 5 kỹ năng công nghệ nên học trong năm 2021.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển nhảy vọt trong vài năm qua khi các tổ chức, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đều đang tìm cách tận dụng các ứng dụng AI. Sự phát triển vượt bậc của các công ty AI và tự động hóa công việc đã thúc đẩy nhu cầu về một hệ sinh thái AI năng động và phát triển.

Theo doanh nghiệp NASSCOM, Ấn Độ, thị trường nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) sôi động nhất thế giới sẽ cần khoảng 800.000 chuyên gia AI vào năm 2021 với mức lương trung bình 20.000 USD một năm. Với tốc độ đào tạo hiện tại, dự kiến sẽ chỉ có 570.000 chuyên gia có kiến thức về các kỹ năng này vào năm 2021, dẫn đến khoảng cách lớn về cung cầu.

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực được dự báo sẽ tăng trưởng việc làm cao trong 2021. Bổ sung nguồn ảnh.

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực được dự báo sẽ tăng trưởng việc làm cao trong 2021. Ảnh: Adobe Stock.

Phân tích dữ liệu (Data analytics)

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của khối lượng dữ liệu và độ phức tạp của dữ liệu đã dẫn đến nhu cầu phân tích dữ liệu trên toàn cầu tăng cao. Các tổ chức, doanh nghiệp hiện đại không chỉ sử dụng dữ liệu này để có được thông tin chi tiết về người tiêu dùng mà còn thúc đẩy các quyết định kinh doanh quan trọng qua phân tích dữ liệu.

Bất chấp sự sụt giảm của thị trường việc làm, nhu cầu về các kỹ năng phân tích và khoa học dữ liệu vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ giáo dục và logistic vẫn đang tuyển dụng các chuyên gia phân tích, nhà khoa học dữ liệu, nhà phân tích kinh doanh, người quản lý phân tích. Những vị trí này được nhấn mạnh trong số những công việc hứa hẹn nhất trong tương lai và cung cấp mức lương trung bình cao nhất trên toàn cầu.

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây là công nghệ có nhiều biến đổi nhất và đã tăng trưởng đáng kể kể từ những năm 2010. Với rất nhiều tổ chức chuyển sang đám mây từ ứng dụng truyền thống sau đại dịch, việc làm trong lĩnh vực này đang tăng lên ồ ạt. Các vị trí có nhu cầu cao trong lĩnh vực này gồm nhà phát triển ứng dụng đám mây, kỹ sư mạng đám mây, kỹ sư tự động hóa đám mây và người quản lý bảo mật đám mây.

Tiếp cận những khóa học công nghệ cao để nhanh chóng bắt kịp cơ hội nghề hot trong năm 2021.

Tiếp cận những khóa học công nghệ cao để nhanh chóng bắt kịp cơ hội nghề hot trong năm 2021. Ảnh: Adobe Stock.

Bảo mật thông tin (Information security)

Từ thời điểm xảy ra cuộc tấn công bằng virus đầu tiên vào năm 1989 cho đến nay, an ninh thông tin đã nổi lên như một mối quan tâm lớn. Giữa đại dịch, nguy cơ vi phạm, rò rỉ dữ liệu và tội phạm mạng ngày càng gia tăng, dẫn đến nhu cầu rất lớn đối với các chuyên gia bảo mật thông tin lành nghề mỗi ngày.

Thời báo New York trích dẫn một tổ chức liên doanh an ninh mạng báo cáo rằng, nhu cầu về công việc an ninh mạng đang tăng lên, 3,5 triệu vị trí chưa được lấp đầy vào năm 2021. Các tổ chức hàng đầu bao gồm Deloitte, KPMG, EY PwC, Amazon, Walmart, Paytm, Accenture, đang tuyển dụng các chuyên gia cho các vai trò như kỹ sư bảo mật và nhà phân tích bảo mật với mức lương trung bình tăng 15-20%. Lĩnh vực này có khả năng chứng kiến nhu cầu ổn định, có cơ hội việc làm cao trong 2021.

Blockchain

Công nghệ blockchain đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, logistic, chăm sóc sức khỏe và hành chính công. Chi tiêu trên toàn thế giới trên các giải pháp blockchain dự kiến sẽ tăng từ 1,5 tỷ vào năm 2018 lên ước tính 15,9 tỷ vào năm 2023. Blockchain đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh đối với các công ty lớn như IBM, Oracle, JPMorgan Chase, Microsoft, Amazon và American Express.

Các công ty trong hầu hết các ngành đang tăng tốc nỗ lực tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của họ và do đó, thúc đẩy nhu cầu về các vai trò bao gồm nhà phát triển blockchain, kỹ sư phần mềm blockchain, kiến trúc sư hệ thống blockchain.

Nhu cầu việc làm đòi hỏi kỹ năng blockchain đã xuất hiện ở hầu hết các ngành nghề như ngân hàng, bảo hiểm, logistic...

Nhu cầu việc làm đòi hỏi kỹ năng blockchain đã xuất hiện ở hầu hết các ngành nghề như ngân hàng, bảo hiểm, logistic... Ảnh: Adobe Stock.

Không nằm ngoài xu thế, tại Việt Nam, các vị trí công nghệ cao như kỹ sư học máy (Machine Learning), Data Scientist, Blockchain Developer... dễ có cơ hội tìm kiếm việc làm. Theo Báo cáo thị trường CNTT 2020 của Top Dev, mức lương trung bình của kỹ sư AI hoặc Machine Learning là 2.209 USD mỗi tháng; Cloud Architect đạt 2.001 USD mỗi tháng; Kỹ sư Cybersecurity đạt 1.700 USD mỗi tháng. AI, Data Science, Big Data, Blockchain và Cybersecurity cũng nằm trong top 10 kỹ năng được mong đợi nhất thị trường IT hiện nay.

Để đạt được những kỹ năng công nghệ này, chương trình học chuyên sâu xSeries của FUNiX - FPT với các khóa Machine LearningData ScienceBlockchain... là một lựa chọn. Thời gian học trực tuyến trong 30 tuần, có thể rút ngắn tùy tốc độ người học. Học viên được học một kèm một với các chuyên gia công nghệ từ các doanh nghiệp uy tín thuộc lĩnh vực AI, blockchain, IoT... trong nước và quốc tế. Hoàn thành chương trình, học viên được kết nối việc làm với mạng lưới doanh nghiệp IT là đối tác tuyển dụng và đào tạo của FUNiX.