Viêm đại tràng mạn tính: Biểu hiện và cách điều trị
Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú. Bệnh rất dễ bị tái phát và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề.
Triệu chứng đa dạng
Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng mạn tính là rối loạn tiêu hóa. Người bệnh đi ngoài từ 2-6 lần trong ngày, phân lúc táo, lúc lỏng, lúc sền sệt, lúc sống, phân thường không thành khuôn và có lẫn nhầy hoặc bọt nhưng không có lẫn máu. Sau khi đi đại tiện, người bệnh có cảm giác không thoải mái và vẫn mót rặn.
Do bị rối loạn tiêu hóa nên người bệnh thường hay mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, ăn không tiêu, tinh thần căng thẳng, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá.
Không những thế, người bệnh thường bị đau âm ỉ, đau quặn hoặc đau từng cơn kèm theo triệu chứng sôi bụng nhưng vị trí đau không cố định, có thể đau ở phần bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Nếu nặng thì thể trạng gầy sút, hốc hác.
Cơn đau trong viêm đại tràng mạn tính thường tăng lên sau khi ăn, trong khi ăn và trước khi đi đại tiện, nhưng sẽ giảm đau hoặc hết đau sau khi trung tiện hoặc đại tiện.
Người bệnh dễ bị đau bụng khi ăn các loại thức ăn lạ. Cơn đau có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc triền miên nhiều ngày, tần suất xuất hiện các cơn đau cũng không cố định, có thể một tháng đau nhiều lần hoặc nhiều tháng mới đau một lần.
Những dược thảo “khắc tinh” với bệnh viêm đại tràng
Theo y học hiện đại, nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh đại tràng mạn tính là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì và toàn diện kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học.
Các thuốc thường được dùng để điều trị viêm đại tràng mạn tính gồm điều trị triệu chứng tiêu chảy, điều trị táo bón, điều trị chứng đau bụng… hoặc các dược thảo có tác dụng cụ thể trên từng triệu chứng.
Theo Đông y, lá mơ lông, mộc hoa trắng, lá khôi tía , mộc hương và hoàng liên có tác dụng như một kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh; Sa nhân, Đàng sâm, Trần bì, Sơn tra, Mạch nha có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hoá còn Bạch truật, lá khối tía, mộc hương điều trị tiêu chảy, nhuận tràng; Vọng cách giúp giảm táo bón.
Các thành phần này khi được phối hợp đúng có tính vị bổ trợ cho nhau và nên sử dụng ít nhất 3 tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng đồ ăn tanh trong thời gian sử dụng. Giữ vệ sinh ăn uống, không ăn thức ăn ôi thiu và bảo quản lạnh quá lâu, hạn chế bia rượu và ăn nhậu. Khi ăn, người bệnh cần nhai kỹ, ăn chậm, không ăn nhiều một lúc mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Ngoài ra, người bệnh cần luyện tập thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định trong ngày và tạo không khí thoải mái dễ chịu trong môi trường sống, tránh căng thẳng, lo âu.
- 03/06/2015 01:53 - 10 lời khuyên trong dinh dưỡng
- 20/08/2013 19:11 - Chất dinh dưỡng và vai trò của nó đối với cơ thể
- 20/08/2013 18:56 - Uống nước đúng cách
- 20/08/2013 18:55 - Ăn uống như thế nào cho tốt
- 16/08/2013 00:50 - Cứu sốc Nước
- 15/08/2013 08:56 - Nhìn Chân Đoán Bệnh